Latest News

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Phát triển thương hiệu mạnh và bền vững có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn

Tình hình kinh tế ngày một phát triển các mặt hàng cũng theo đó tăng lên rất nhiều. Mỗi ngày có hàng nghìn hàng triệu nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp ra đời và nó gắn liền đến sự phát triển của 1 doanh nghiệp. Đứng ở khía cạnh một khách hàng có thể quyết định mua 1 sản phẩm của công ty mặc dù chưa tiếp xúc,chưa nhìn thấy mà chỉ dựa vào uy tín và chất lượng của nhãn hiệu.

phat-trien-thuong-hieu-manh-va-ben-vung

Có thể nói những ưu thế và giá trị của thương hiệu - nhãn hiệu mạnh là vũ khí tuyệt vời để đánh bại mọi đối thủ trên con đường giành lấy thị trường của cá nhân tổ chức nào sở hữu.Cụ thể những lợi ích mà nhãn hiệu mang lại là như thế nào :

Sự tin tưởng và trung thành của khách hàng

Trong quá trình kinh doanh nếu doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tuyệt vời điều đó kéo theo niềm tin yêu và ưa chuộng với thương hiệu. Để rồi khi nhắc tới một loại sản phẩm của bạn khách hàng sẽ nghĩ ngay đến những hình ảnh, phong cách phục vụ và giá trị của nó mang lại. Hệ quả tất yếu đó là mỗi khi có nhu cầu danh sách những nơi họ muốn mua đương nhiên là các cửa hàng,các đại lý của bạn. Đấy là giá trị đầu tiên mà tôi muốn nói tới sự tin tưởng yêu quý và trung thành với thương hiệu.

Giá trị hình ảnh của thương hiệu

1. Rất dễ dàng để bắt gặp các đối tượng chỉ mua thương hiệu mà chưa hề quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
Ví dụ: Tôi sẵn sàng mua 1 chiếc điện thoại của Iphone mà không mua của FPT mặc dù có thể chất lượng cũng như các tính năng của FPT cao hơn.
Vấn đề ở đây là tôi quan tâm đến thương hiệu trước khi chú ý đến những tính năng mà nó mang lại.
2. Chọn mua những sản phẩm cùng loại đương nhiên khách hàng sẽ chọn đơn vị cung cấp uy tín có đầy đủ các cam kết về chất lượng của nhãn hiệu
3. Nếu thương hiệu mạnh bất kỳ sản phẩm bạn tung ra ở thị trường liên quan,sẽ dễ dàng được người dùng tiếp nhận,giúp nó nhanh chóng có được chỗ đứng với mặt hàng cùng loại.

Quy mô của thương hiệu

Một thương hiệu mạnh đương nhiên khách hàng sẽ nghĩ đến vóc dáng của công ty cung cấp. Nếu bạn có thể tạo dựng được một thương hiệu thân thiện được khách hàng yêu mến đương nhiên sẽ coi doanh nghiệp của bạn cũng có tầm cỡ tương xứng

Kinh nghiệm và tin cậy

Một doanh nghiệp mạnh thường thể hiện kinh nghiệm về mặt sử dụng thương hiệu một cách chuyên nghiệp giúp các kế hoạch đầu tư và kinh doanh được triển khai nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời nó cũng thể hiện rằng đơn vị của bạn hoạt động tốt luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng hơn hẳn với công ty kinh doanh mặt hàng cùng loại.

Có thể nói vấn đề thương hiệu và nhãn hiệu tuy có sự khác biệt nhưng lại có tác động qua lại,hỗ trợ cho nhau. Việc bạn đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ giúp tránh được các tranh chấp vi phạm không đáng có. Ngược lại có thương hiệu mạnh là bằng chứng tốt nhất chứng minh nhãn hiệu của bạn là duy nhất mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể xâm phạm.

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

1 Đơn vị cần đăng ký nhãn hiệu tập thể thì phải đáp ứng điều kiện nào

Việt Nam tự hào là quốc gia có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều sản vật đặc trưng của địa phương, nhiều sản phẩm gia truyền của dòng họ, gia đình,…vv. Những đặc trưng đó tồn tại, phát triển theo năm tháng và dần dần trở thành thương hiệu hay nhãn hiệu của một tập thể.
Vậy đăng ký nhãn hiệu bảo hộ hay không, các thành viên của tập thể đó có quyền và được sử dụng nhãn hiệu đó như thế nào?
Công ty Luật Leadconsult đi đầu trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn pháp luật tại Hà Nội sẽ giải pháp,hướng dẫn và thực hiện các công việc để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

dang-ky-nhan-hieu-tap-the

Quyền nộp đơn đăng ký thương hiệu tập thể:

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể:Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm: các mẫu của nhãn hiệu cần cấp phép và danh sách sản phẩm mang nhãn hiệu đó kèm theo đó là các quy định về cách thức sử dụng nhãn hiệu tập thể

Mẫu nhãn hiệu tập thể:

 Phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn Đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
>>>Xem thêm thông tin về đăng ký kiểu dáng công nghiệp có khó khăn gì,những trường hợp nào được phép quyền nộp đơn.

Quy chế sử dụng nhãn hiệu

Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu
Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể
Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu
Đáp ứng các điều kiện sử dụng nhãn hiệu



Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Địa điểm nào ở đâu để bạn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm

Theo luật pháp Việt Nam quy định tất cả các đơn vị bao gồm cá nhân,tập thể hoanh nghiệp đều có thể nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp hoặc gián tiếp đến Cục sở hữu trí tuệ (SHTT). Đây là cơ quan của bộ KH và CN chuyên quản lý,cấp phép trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ như đăng ký kinh doanh,đăng ký nhãn hiệu,kiểu dáng công nghiệp v.v
Cuc so huu tri tue tai ha noi
Cục SHTT có văn phòng chính thức tại Hà Nội và 2 văn phòng đại diện tại: miền trung Đà Nẵng,miền nam Tp. Hồ Chí Minh. Để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền,tất cả các công dân Việt Nam hay người nước ngoài có thể nộp tờ khai và các thông tin cần thiết khác theo địa chỉ sau đây.
Rất nhiều người có nhu cầu cấp phép cho sản phẩm của mình nhưng lại không biết địa chỉ hay số liên lạc chính xác để tìm đến. Bài viết sau đây sẽ cung cấp chi tiết nhất để bạn có thể dễ dàng tìm đến và nộp hồ sơ.
1. Tại Hà Nội
Địa chỉ văn phòng cục SHTT: 386 đường Nguyễn Trãi- Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 0438.583.069 hoặc 0438.585.157
Số fax : 0438.588.449 hay 0438.584.002
Website :  noip.gov.vn
Email : noip@fpt.vn
 2. Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện tại Sài Gòn tại: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh 
SĐT:  08 39.208.483 hoặc 0839.20 8.485
Số fax: 0839.208.486
Thư điện tử: vanphong2@.noip.gov.vn
3. Thành phố Đà Nẵng
 Để đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại khu vực miền trung bạn có thể tìm đến
Địa chỉ : số 26-đường Nguyễn Chí Thành-Thành phố Đà Nẵng đây là đại diện thuộc cục sở hữu trí tuệ trưởng phòng Huỳnh Minh Nhật.
Số liên lạc: 05.113.889.955   hoặc 0903.502.566
Fax: 05.113.889.977  Điện thoại : (0511)  3889955 ;  Mobile Phone : 0903502566
Trường hợp thanh toán qua tài khoản ngân hàng có thể nộp vào số : 920.010.000.021
Do thủ tục đăng ký khá là phức tạp đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối vì vậy mà rất nhiều doanh nghiệp đã không thể hoàn thành việc cấp phép cho mình. Gây thất thoát về mặt kinh tế và thời gian ảnh hưởng to lớn sự đến phát triển của công ty.
Ngoài ra theo luật sở hữu trí tuệ quy định bạn hoàn toàn có thể thuê hoặc nhờ đơn vị đại diện để làm các thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp,kinh doanh,công bố chất lượng v.v cho mình để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Xem thêm các tiêu chí để chọn công ty luật làm đơn vị đại diện xử lý các công việc về mặt pháp lý cho các công ty tổ chức kinh doanh.

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Có được đăng ký nhãn hiệu độc quyền tương tự biểu tượng quốc gia?

 Anh Tuấn - Nam Định : công ty TNHH An Thái Gia hỏi:
"Công ty tư nhân của tôi hiện tại đang sản xuất mặt hàng tủ bếp công nghiệp,trong tháng tới có đự định đăng ký nhãn hiệu với cục sở hữu trí tuệ. Tôi thấy biểu tượng kết hợp búa và liềm rất ý nghĩa và phù hợp với sản phẩm của chúng tôi. Vậy tôi có thể tiến hành làm thủ tục ra sao? Thời gian cấp phép là bao lâu? "

dang ky nhan hieu cho tu bep cong nghiep

Như các bạn đã biết cách mạng tháng 8 nổ ra và giành tháng lợi nhờ sự kết  chặt chẽ và khăng khít giữa 2 tầng lớp xã hội công nhân và nông dân. Do đó các đảng cộng sản trên thế giới thưởng sử dụng biểu tượng chiếc búa và cây liềm để tượng trưng cho mối quan hệ bền chặt không thể tách rời này. Theo luật pháp Việt Nam quy định thì biểu tượng thiêng liêng này chỉ mang ý nghĩa chính trị chứ không được sử dụng với mục đích thương mại,bạn có thể nhờ các công ty tư vấn luật để tham khảo thêm về việc đăng ký nhãn hiệu để chọn được logo hay thương hiệu độc quyền sao cho phù hợp.
Một số thông tin thêm: Theo luật SHTT điều luật số 73 thuộc khoản 2 quy định về biểu tượng của nhãn hiệu được bảo hộ thì: "Tất cả các dấu hiệu gây nhầm lẫn,hiểu lầm với quốc huy,huy hiệu nhà nước,tên viết tắt của cơ quan nhà nước đều không được phép đăng ký làm biểu tượng để kinh doanh"
Do đó bất kì cá nhân,đơn vị ,tổ chức nào cũng không được phép dùng nó làm nhãn hiệu để kinh doanh. Thứ nhất nó sẽ gây hiểu lầm cho khách hàng như đây là sản phẩm uy tín thuộc tổ chức nhà nước có thể mua mà không lo lắng gì. Trường hợp thứ hai có thể tác dụng ngược lại người dùng có thể nghĩ đây là hàng cấm không được lưu hành trên thị trường chỉ phục vụ cho các tổ chức Đảng nhà nước v.v

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Vai trò và tầm quan trọng của đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền sản phẩm

Đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ là giấy tờ pháp lý nhằm thể hiện quyền của chủ sở hữu với một sản phẩm và được pháp luật Việt Nam bảo hộ và công nhận.

kieu dang moi Laptop Lenovo

Nhãn hiệu hay Brand là gọi pháp lý được quy định trong luật Sở hữu trí tuệ để chỉ các dấu hiệu nhận biết hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất này với hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất khác. Nhãn hiệu được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau tùy theo thói quen và cách hiểu của người sử dụng nhãn hiệu, đó có thể là thương hiệu hay logo… Và từ đó cũng có nhiều cách gọi thông thường cho thủ tục đăng ký nhãn hiệu như đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký bảo hộ logo, đăng ký thương hiệu… Nhưng cho dù có hiểu nhãn hiệu là thương hiệu hay logo thì khi đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ thì cũng chỉ thực hiện duy nhất một thủ tục là đăng ký nhãn hiệu.

Việc đăng ký nhãn hiệu thành công sẽ đem lại cho người đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu trong vòng 10 năm, nhưng chủ sở hữu nhãn hiệu có thể ra hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đó với số lần không hạn chế, mỗi lần 10 năm, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nếu tiếp tục ra hạn thì nhãn hiệu sẽ được bảo hộ vĩnh viễn.

Tuy nhiên, không phải nhãn hiệu nào đăng ký cũng sẽ đương nhiên được bảo hộ mà nhãn hiệu đó còn phải đạt được những điều kiện bảo hộ mà pháp luật đưa ra, hơn nữa việc soạn thảo hồ sơ đăng ký thương hiệu cũng không hề đơn giản, chỉ cần sai 1 chút trong hồ sơ đăng ký là hồ sơ đó có thể bị từ chối. Việc đưa ra quyết định từ chối cũng sẽ không được đưa ra ngay mà phải sau khoảng thời gian thẩm định thì Cục mới đưa ra kết luận có từ chối hay không. Dẫn đến tình trạng trong khi chủ sở hữu thực của nhãn hiệu còn đang loay hoay với thủ tục bảo hộ nhãn hiệu thì có một đơn vị khác đã đăng ký mất. Do đó, để việc đăng ký nhãn hiệu đạt được hiệu quả cao nhất thì người nộp đơn đăng ký nên thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp ví dụ như: Leadconsult,VLG,ATS v.v để có thể thay mặt mình thực hiện các công việc liên quan đến sở hữu trí tuệ không chỉ nhãn hiệu.

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Tại sao nên đăng ký kiểu dáng công nghiệp thông qua đơn vị đại diện

Tại sao cần ủy quyền đại diện để đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Theo luật pháp Việt Nam bất kì tổ chức hay công dân đều được tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu,kiểu dáng công nghiệp,giấy phép kinh doanh hoặc ủy quyền cho người đại diện hay công ty dịch vụ bất kỳ v.v

cong ty tu van phap luat uy tin chat luong
Công ty tư vấn luật uy tín chất lượng

Các thủ tục đăng ký phải theo mẫu của Cục sở hữu chí tuệ Việt Nam và đáp ứng các quy định quy chuẩn về phông chữ, màu mực, cách trình bày nội dung,các tài liệu và mẫu liên quan v.v(Tham khảo thêm tại: quy định đăng ký kiểu dáng công nghiệp). Rất nhiều các trường hợp đơn bị gửi lại hoặc phải tiếp tục bổ sung thêm thông tin vì không đúng quy định đối với các thủ tục dẫn đến việc lãng phí thời gian và tiền bạc.
Hoàn thành các giấy tờ đăng ký,tra cứu thông tin,gửi đơn,khiếu nại của các đơn vị liên quan đối với bất kì ai không có chuyên môn và hiểu biết về pháp luật cũng sẽ rất khó khăn. Rất nhiều các đơn vị cá nhân và tổ chức mất hàng tháng có khi hàng năm vẫn chưa thể làm xong các thủ tục này. Trong khi việc lưu thông hàng hóa trên thị trường không thể thiếu các giấy tờ pháp luật cần thiết này.
Thời gian để được cấp bằng kiểu dáng công nghiệp khoảng 9 tháng nếu thực hiện đúng tất cả các bước từ chuẩn bị hồ sơ, tra cứu thông tin nộp đơn đăng ký,bổ sung tài liệu,chuyển giao và giải quyết khiếu nại. Rất nhiều người do không nắm rõ được kiến thức chuyên môn dẫn đến thời gian kéo dài gây thất thoát tài chính,làm ảnh hưởng việc sản phẩm được công nhận trên thị trường. Do đó bạn nên tìm các đơn vị đại diện để ủy quyền hoạt động trong lĩnh vực pháp luật sẽ khiến các thủ tục của bạn được hoàn thành nhanh chóng và suôn sẻ.

Lựa chọn các đơn vị đại diện khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Thông thường các bạn nên thuê các công ty luật chuyên về cung cấp các dịch vụ tư vấn bất động sản,đầu tư nước ngoài,chứng khoán,tranh chấp doanh nghiệp,hoàn thành các giấp phép về sở hữu trí tuệ họ sẽ có những phương pháp và cách thực hiện đảm bảo cho khả năng cấp bằng kiểu dáng công nghiệp cao hơn.
Bên cạnh đó nên chọn những đơn vị đại diện có uy tín,có hiểu biết chuyên sâu,rộng rãi nhiều ngành nghề sẽ giúp các bạn tư vấn chính xác các mẫu vật,bản thiết kế sao cho phù hợp nhất với đơn đăng ký kiểu dáng.
Các đơn vị đại diện cũng cần phải chuyên nghiệp thời gian hoạt động tương đối dài đã có nhiều kinh nghiệm về xử lý,giải quyết các tranh chấp sở hữu.
Các công việc chính mà các đơn vị đại diện thực hiện:
Tư vấn các vấn đề cần thiết như tên gọi,mẫu sản phẩm,bản thiết kế v.v tra cứu cũng như đánh giá,phân tích để tìm ra cách giải quyết sao cho khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp được chấp nhận.
Chuẩn bị,hoàn thiện các hồ sơ cần thiết và nộp hồ sơ cho cục sở hữu trí tuệ.
Đồng thời giải đáp và tháo gỡ các thắc mắc tận tình chu đáo các câu hỏi của khách hàng.
Liên tục theo dõi để xử lý các vấn đề giúp cho thời gian cấp bằng ngắn nhất.

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Các vụ án thế giới,cách xử lý vi phạm về kiểu dáng công nghiệp


Trong những năm gần đây nền kinh tế ngày càng phát triển các tranh chấp liên quan đến kiểu dáng công nghiệp ngày càng nhiều. Do luật pháp Việt Nam chưa có những bộ luật riêng cho các vấn đề này mà chỉ có những văn bản liên quan nên nếu có tranh chấp xảy ra sẽ rất phức tạp gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
tranh chap kieu dang cong nghiep

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các vụ tranh chấp lớn trên thế giới liên quan đến kiểu dáng công nghiệp.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin thủ tục và cách thức đăng ký nhãn hiệu sao cho hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp của mình

Cách giải quyết tranh chấp KDCN trên thế giới

Thông thường cách giải quyết phổ biến dựa vào luật: "đánh giá người quan sát trung bình" do tòa án tối cao Mỹ xác lập năm 1871. Việc tranh chấp về hình dáng giống nhau của 2 sản phẩm trong vụ kiện Gorham Co và White kéo dài không dứt và tòa đã quyết định đưa ra 1 nguyên tắc :"Trong con mắt của người quan sát bình thường  với sự chú ý như 1 người khách mua thì 2 kiểu dáng sẽ cơ bản là 1"

Tham khảo tại Ordinary Obsever Test

Tức là việc xâm phạm kiểu dáng công nghiệp sẽ được xem xét dựa trên những quan điểm sau:
  • Sử dụng sự đánh giá quan sát của một người khách mua hàng thông thường về 2 KDCN đang có tranh chấp.
  • Việc vi phạm xuất hiện ngay cả khi sản phẩm có nét tương tự với kiểu dáng CN trước đó mà không cần phải tra xét tỉ mỉ kỹ lưỡng mới nhìn ra.
  • Vai trò chính của kiểu dáng công nghiệp là nhằm mục đích tăng tính đẹp mắt của sản phẩm,tức chỉ quan trọng hình dáng bên quan chứ không liên quan gì đến mục đích và lợi ích nó mang lại.

Ở Việt Nam hiện nay tranh chấp KDCN thường áp dụng các phương thức chính sau:
  • So sánh với kiểu dáng đã đăng ký kiểu dáng công nghiệp trước đó để đánh giá sản phẩm có vi phạm không.
  • Xem xét chi tiết và tổng thể của sản phẩm so với các mẫu và bản thiết kế đã gửi để đăng ký
  • Ngoài ra còn sử dụng một số các thông tin cần thiết khác để có đánh giá chính xác nhất.

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Down tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu Cục Sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn cách điền thủ tục và link down mẫu đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Cục sở hữu trí tuệ,các quy định về việc khai nhận thông tin,tài liệu thảm khảo,khổ giấy v.v

Các tài liệu cần thiết cần cung cấp

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu của cục sở hữu trí tuệ(số lượng 1)
  • Cung cấp ảnh và bản thiết kế sản phẩm cần đăng ký kiểu dáng CN (7 bộ)
  •  Một văn bản mô tả chi tiết cùng các tài liệu tham khảo liên quan đến KDCN cần đăng ký
>>>>Down load tờ khai tại đây

Các quy định về việc viết đơn đăng ký

  • Với mỗi một đơn cho phép duy nhất 1 loại sản phẩm không sử dụng 1 đơn để khai cho nhiều sản phẩm.Các Tài liệu phải được viết hoặc dịch  ra 100% bằng tiếng Việt theo thông tư bộ khoa học và công nghệ năm 2007.

Mau dang ky kieu dang cong nghiep
  •  Các tài liệu gồm nhiều trang phải đánh số thứ tự theo chữ sô Ả rập,bên cạnh đó phải điền đúng vào các vị trí cần thiết trên tờ khai.
  •  Các thuật ngữ trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải phổ thông không dùng các tiếng nóng tiếng địa phương để đưa vào văn bản.
  •  Thủ tục giấy tờ  phải được khai và trình bày rõ rang theo dọc khổ giấy A4 (các bản vẽ các thiết kế,bảng mạch v.v được phép áp dụng chiều ngang),nội dung trong tờ khai phải cách lề 20mm(các tài liệu tham khảo,trích dẫn nguồn có thể cho ra ngoài)
  •  Mọi đơn vị đo lường như khối lượng độ dài dung tích thể thích diện tích v.v font chữ trong văn bản phải tuân thủ tiêu chuẩn do lường Việt Nam.
  • Thủ tục yêu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải được đánh máy và in bằng mực khó phai,nội dung đúng chính tả không tẩy xóa chỉnh sữa nhiều(các trường hợp có sửa đổi hoặc sai về chính tả phải có chữ ký của người nộp).
  • Hoàn toàn có thể gửi các tài liệu là điện tử,bộ nội dung,bản thiết kế liên quan v.v để cơ quan thẩm định có thể dễ dàng trong quá trình xem xét sẽ thuận lợi về thời gian cấp chứng nhận cho cá nhân/doanh nghiệp.Tham khảo các công ty dich vụ chuyên làm thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp để rút ngắn thời gian và công sức

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Đánh giá xâm phạm và cách thức nhận biết vi phạm kiểu dáng công nghiệp

Như các bạn đã biết kiểu dáng công nghiệp(kiểu dáng CN) tuy không có giá trị về mặt tài chính nhưng lại có lợi ích vô cùng to lớn trong việc phát triển mở rộng doanh nghiệp. Do đó các vấn đề về tranh chấp KDCN ngày một nhiều hơn với những hình thức biến tướng khiến chúng ta rất khó phân biệt.

danh gia xam pham kieu dang cong nghiep

Xâm phạm quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp có thể hiểu đơn giản là hình thức hành vi mô phỏng,sao chép tương tự với 1 kiểu dáng đã đăng ký và được pháp luật bảo hộ. Từ đó tạo ra những sản phẩm giống,không khác gì với  kiểu dáng CN đã có giấy phép làm khách hàng khó phân biệt gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng cũng như với đơn vị sở hữu.
Có rất nhiều yếu tố để đánh giá vi phạm kiểu dáng công nghiệp được luật pháp quy định rõ ràng trong các văn bản, cụ thể:

Các vi phạm kiểu dáng công nghiệp:

Ta có thể chia làm 2 loại vi phạm cơ bản là sao chép toàn bộ hoặc 1 phần kiểu dáng CN trước đó
  • Giống hoàn toàn so với 1 kiểu dáng công nghiệp có trước mà dùng mắt thường không thể phân biệt.Chỉ việc so sánh 2 sản phẩm đồng thời sử dụng yếu tố thời gian để đánh giá sẽ tìm ra sản phẩm nào đang mô phỏng.
  • Có hành vi mô phỏng 1 phần nào đó của các kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ trước đó tạo ra sản phẩm mới .Có thể nói đây là loại đánh giá vi phạm khó nhất vì không chỉ số lượng sản phẩm cùng chủng loại đa dạng mà mỗi kiểu dáng CN lại có rất nhiều chi tiết nhỏ hơn. Nên việc sao chép 1 phần mà khiến người khác không tìm ra là dễ dàng.

Cách để nhận biết vi phạm

Sử dụng con mắt đánh giá trực quan của khách hàng chứ không qua chuyên gia nếu 2 sản phẩm là 2 kiể dáng được coi là 1 mà không có sự phân biệt rõ ràng tức là đã có vi phạm. Việc xâm phạm chỉ rõ ràng dưới con mắt của chuyên gia. Để giải quyết các vụ án kiểu này sẽ dựa vào các bản mẫu thiết kế để so sánh với thực tế thêm vào đó là việc đánh giá sự khác biệt cũng như yếu tố thời gian đăng ký v.v

Các trường hợp không bị đánh giá là vi phạm:

Tuy có hình dáng tương đối giống với kiểu dáng công nghiệp có trước nhưng sản phẩm đi sau lại tạo ra sự mới mẻ khác lạ từ từng phần nhỏ đến tổng thể của sản phẩm.
Vậy làm sao để tránh khỏi các phiền phức liên quan? Hãy tìm hiểu thật kĩ các kiến thức về kiểu dáng công nghiệp liên quan đến bảo hộ về hình dáng,hay hình ảnh biểu tượng cho sản phẩm qua nhãn hiệu độc quyền
Các bạn có thể để lại email để nhận các bài viết bổ ích liên quan đến luật doanh nghiệp sớm nhất từ chúng tôi.

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

Câu hỏi và thắc mắc liên quan đến bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Câu hỏi 1:
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Là sản phẩm có hình dáng độc đáo khác biệt nhìn thấy bằng mắt thường đồng thời đáp ứng được 3 vấn đề: tính mới lạ, tính sáng tạo cùng khả năng đưa vào sản xuất công nghiệp.
chiec o to la 1 kieu dang cong nghiep

Câu hỏi 2:
Bản thân tôi là người tạo ra kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm nhưng lại có người khác đăng ký mất của tôi?
Bạn hoàn toàn có thể gửi đơn khiếu nại theo mẫu, cục sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra các thông tin mà bạn cung cấp cho họ để chứng minh quyền sở hữu.
Câu hỏi 3
Có cần thiết phải đăng ký cả kiểu dáng công nghiệp lẫn thương hiệu-nhãn hiệu?
Thưa anh cả nhãn hiệu lẫn kiểu dáng công nghiệp là 2 thủ tục vô cùng cần thiết mỗi loại chứng nhận có tác dụng riêng với các sản phẩm công ty anh cung cấp cho thị trường. Sự bảo hộ,thời gian duy trì của 2 loại cũng khác nhau.Ngoài ra thương hiệu là yếu tố về mặt uy tín tạo dựng niềm tin không có giá trị pháp lý,anh nên đăng ký cả hai loại thủ tục trên với cơ quan quản lý.
Câu hỏi 4
Tôi có 1 bản thiết kế nhà dân 4 tầng hoàn toàn mới,đáp ứng được nhu cầu của rất nhiều người có diện tích nhỏ hơn 100 m2,trường hợp này tôi có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp và được pháp luật bảo hộ hay không:
 Trả lời :
Trường hợp của bạn là thiết kế xây dụng dân dụng do đó theo luật sở hữu trí tuệ thì sản phẩm của bạn không được đăng ký kiểu dáng công nghiệp,bạn có thể đăng ký bằng sáng chế.

Câu hỏi 5
Công ty tôi có 1 đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương tự như 1 doanh nghiệp trước đó đã từng sản xuất, tôi có thể đi đăng ký được không?
Trả lời
Để trở thành chủ sở hữu đối với 1 sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp,cũng như sản phẩm của bạn được bảo hộ thì bắt buộc phải đăng ký khai báo trước Cục sở hữu trí tuệ để được kiểm tra và cấp phép. Trường hợp sản kiểu dáng công nghiệp của bạn là khác biệt so với sản phẩm cùng loại đồng thời chưa có ai yêu cầu cũng như khiếu nại bạn hoàn toàn có thể gửi đơn đề nghị cấp bằng.
Xem thêm các vi phạm liên quan kiểu dáng công nghiệp

Recent Post