Latest News

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Các vụ án thế giới,cách xử lý vi phạm về kiểu dáng công nghiệp


Trong những năm gần đây nền kinh tế ngày càng phát triển các tranh chấp liên quan đến kiểu dáng công nghiệp ngày càng nhiều. Do luật pháp Việt Nam chưa có những bộ luật riêng cho các vấn đề này mà chỉ có những văn bản liên quan nên nếu có tranh chấp xảy ra sẽ rất phức tạp gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
tranh chap kieu dang cong nghiep

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các vụ tranh chấp lớn trên thế giới liên quan đến kiểu dáng công nghiệp.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin thủ tục và cách thức đăng ký nhãn hiệu sao cho hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp của mình

Cách giải quyết tranh chấp KDCN trên thế giới

Thông thường cách giải quyết phổ biến dựa vào luật: "đánh giá người quan sát trung bình" do tòa án tối cao Mỹ xác lập năm 1871. Việc tranh chấp về hình dáng giống nhau của 2 sản phẩm trong vụ kiện Gorham Co và White kéo dài không dứt và tòa đã quyết định đưa ra 1 nguyên tắc :"Trong con mắt của người quan sát bình thường  với sự chú ý như 1 người khách mua thì 2 kiểu dáng sẽ cơ bản là 1"

Tham khảo tại Ordinary Obsever Test

Tức là việc xâm phạm kiểu dáng công nghiệp sẽ được xem xét dựa trên những quan điểm sau:
  • Sử dụng sự đánh giá quan sát của một người khách mua hàng thông thường về 2 KDCN đang có tranh chấp.
  • Việc vi phạm xuất hiện ngay cả khi sản phẩm có nét tương tự với kiểu dáng CN trước đó mà không cần phải tra xét tỉ mỉ kỹ lưỡng mới nhìn ra.
  • Vai trò chính của kiểu dáng công nghiệp là nhằm mục đích tăng tính đẹp mắt của sản phẩm,tức chỉ quan trọng hình dáng bên quan chứ không liên quan gì đến mục đích và lợi ích nó mang lại.

Ở Việt Nam hiện nay tranh chấp KDCN thường áp dụng các phương thức chính sau:
  • So sánh với kiểu dáng đã đăng ký kiểu dáng công nghiệp trước đó để đánh giá sản phẩm có vi phạm không.
  • Xem xét chi tiết và tổng thể của sản phẩm so với các mẫu và bản thiết kế đã gửi để đăng ký
  • Ngoài ra còn sử dụng một số các thông tin cần thiết khác để có đánh giá chính xác nhất.

Các ví dụ về các vụ án tranh chấp kiểu dáng công nghiệp trên thế giới

Vụ Gorham với White tại Mỹ năm 1871

tranh chap kieu dang muoi thia

 Đây là một vụ tranh chấp về kiểu dáng của 1 chiếc thìa do Gorham khỏi kiện,họ cho rằng công ty White đã có vi phạm với sản phẩm của mình. Tòa cho rằng sự xâm phạm quyền với kiểu dáng CN được xem xét trên khía cạnh: dùng con mắt của người bình thường mà không qua các chuyên gia mà quan sát 2 sản phẩm của 2 công ty không thấy sự khác biệt. Chứng tỏ công ty White đã xâm phạm bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với bên khởi kiện.

Vụ Richardson vs Stanley Works Tòa án liên bang 2009

tranh chap kim da nang

Kiểu dáng công nghiệp về sản phẩm là tâp hợp các chức năng của 1 chiếc búa 1 chiếc cạy và 1 chiếc kìm cộng lại
 Luật kiểu dáng không bảo hộ các tiện ích hay tác dụng của nó mang lại mà chỉ bảo hộ các kiểu dáng riêng biệt được thể hiện quả hình vẽ. Kiểu dáng được tạo ra không phải do sự kết hợp táo báo giữa búa kìm và cạy nắp thùng mà do hình dáng riêng của từng loại đó.
Cả hai bên đều giống nhau về chức năng nhưng hình dáng bên ngoài hoàn toàn khác biệt nên tòa đã bác bỏ bên đơn(Richardson)

Vụ Smartphone giữa Samsung với Apple năm 2012

Galaxy S4 Fury

Apple kiệnSamsung đã kiện Samsung đã có mẫu sản phẩm giống với của họ,bên bị đã bác bỏ lại nhận định trên bằng việc đưa ra sự khác biệt đáng kể của 2 dòng Smartphone

Về tổng thể cả 2 đều không có sự khác biệt nếu sử dụng quy tắc "con mắt của người bình thường" thì SamSung Galaxy S4 G Fury  bị đánh giá vi phạm so với D593087.

Đánh  giá về sản phẩm Galaxy S4 Infuse khác biệt so với Apple về  độ vát cũng như độ cong của góc máy lại có sự khác biệt hoàn toàn  do đó mẫu này hoàn toàn không xâm phạm kiểu dáng công nghiệp.

Tranh chấp giữa Victor Stanley và Creative Pipe tại Lexis 2011

vi pham kieu dang cong nghiep 2 chiec ghe

 Tại tòa án quận Lexis tòa đã quyết định "sự khác biệt nhỏ giữa kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ với KDCN bị kiện là giống nhau nếu không có sự phân tích kỹ càng của người trong nghề". Nên Creative đã vi phạm quyền bảo hộ kiểu dáng ghế của Victor : buộc bên bị cáo phải dừng hoạt động sản xuất mặt hàng này cũng như phải bồi thường về mặt tài chính.
Việc đánh giá sai phạm ở Việt Nam các bạn nên tránh bởi tại nước ta các bộ luật quy định chưa rõ ràng việc bạn mất quyền sở hữu với kiểu dáng công nghiệp do mình tạo ra là hoàn toàn co thế xảy ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Recent Post